Mùa lạnh không chỉ khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về hô hấp mà còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt với người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. Vậy thực hư ra sao? Vì sao mùa lạnh lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?

  1. Vì sao mùa lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Khi mùa lạnh đến, nguy cơ đột quỵ được dự báo ngày càng tăng và đây chính là danh sách các lý do chi tiết:

Nguyên nhân thứ nhất: co mạch máu đột ngột. Khi nhiệt độ giảm, cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu để giữ ấm. Điều này làm huyết áp tăng cao đột ngột, tạo áp lực lớn lên thành mạch, dễ gây vỡ mạch máu não. Và gây ra đột quỵ.

Nguyên nhân thứ hai: máu đặc hơn. Vì trời lạnh khiến cơ thể mất nước nhanh hơn, làm cho máu trở nên “đặc” hơn, dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não.

Nguyên nhân thứ ba: ảnh hưởng đến tim mạch. Bạn có biết? Thời tiết lạnh có thể kích thích tim đập nhanh hơn, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.

Nguyên nhân thứ tư: chủ quan khi thấy khỏe. Nguyên nhân là gì nhiều người có thói quen tắm nước lạnh, ra ngoài khi trời lạnh đột ngột, hoặc bỏ qua các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay vì nghĩ thời tiết thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ.

Ảnh: Vì sao mùa lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ?
  1. Ai dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh?

– Người trên 50 tuổi, đặc biệt người cao tuổi.

– Người có bệnh lý nền: cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, bệnh tim mạch.

– Người hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên.

– Người ít vận động, sức đề kháng yếu.

Ảnh: Ai dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh
  1. Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả trong mùa lạnh

– Giữ ấm cơ thể: mặc đủ ấm khi ra ngoài, chú ý vùng cổ, đầu và tay chân, hạn chế ra ngoài đột ngột vào sáng sớm hoặc đêm khuya khi nhiệt độ xuống thấp.

– Uống đủ nước: duy trì uống nước ấm đều đặn trong ngày để tránh tình trạng máu đặc.

– Kiểm soát huyết áp và bệnh nền: đo huyết áp thường xuyên, kiểm soát đường huyết và mỡ máu ổn định.

– Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng: các bài tập như đi bộ, yoga hoặc dưỡng sinh giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe tim mạch.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn các món ấm nóng, bổ sung rau xanh và các thực phẩm tốt cho tim mạch như cá hồi, quả bơ, dầu ô liu…

– Không tắm nước lạnh: Tắm nước ấm và tránh tắm quá khuya để tránh sốc nhiệt.

Ảnh: Cách ngừa đột quỵ hiệu quả trong mùa lạnh
  1. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần nhớ

Nếu gặp các dấu hiệu sau, cần gọi cấp cứu ngay:

– Mặt lệch, miệng méo.

– Tay chân yếu, không thể cử động.

– Nói khó, giọng lắp bắp.

– Thời gian là vàng: Cần đưa đến bệnh viện trong 3-6 giờ đầu.

Đừng chủ quan với thời tiết lạnh! Hãy giữ ấm cơ thể và thực hiện lối sống lành mạnh để phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Chia sẻ bài viết này để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và người thân bạn nhé!

  1. Gợi ý gói trị liệu hiệu quả với 99K

Cổ vai gáy căng cứng, tê bì chân tay? Đó là DẤU HIỆU NGUY HIỂM của đột quỵ, tai biến!

Chỉ 99K – Giải pháp phòng ngừa đột quỵ, tai biến và trị liệu cổ vai gáy hiệu quả.

Tặng gói khám sức khỏe tổng quát cho cả gia đình (trị giá 400K/người).

Số lượng có hạn – Đăng ký ngay hôm nay!

Click ngay để bảo vệ sức khỏe BẠN & GIA ĐÌNH: https://khuyenmai.apecglobal.net/khuyenmaithang12

💖 Hãy chăm sóc sức khỏe hôm nay để không hối tiếc ngày mai!